Hướng dẫn cách bố trí thiết kế nha khoa tiện nghi, hợp lý
Bài viết gồm những gì?
Các vấn đề về răng miệng luôn là nỗi ám ảnh đối với nhiều bệnh nhân. Một không gian phòng khám nha khoa thoải mái và đẹp mắt sẽ mang lại cảm giác an tâm cho người bệnh. Việc thiết kế nha khoa còn thể hiện sự chuyên nghiệp của bác sĩ với tay nghề cao. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách bố trí không gian phòng khám tiện nghi và hợp lý.
Thiết kế nha khoa đúng tiêu chuẩn
Bất kỳ bệnh nhân nào khi đến nha khoa cũng mong muốn nhận được dịch vụ chăm sóc chất lượng. Phần lớn khách hàng hiện nay còn đưa ra yêu cầu cao hơn đối với cơ sở vật chất. Chính vì vậy việc bố trí và thiết kế nha khoa cần được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn về các phòng chức năng và thiết bị nha khoa
Một phòng khám nha khoa khi được kiểm định đạt tiêu chuẩn mới được cấp giấy chứng nhận hành nghề. Do đó chủ đầu tư cần có sự nghiên cứu và tính toán rõ ràng về tất cả các yếu tố liên quan. Đầu tiên là tiêu chuẩn về các phòng chức năng cũng như thiết bị khám chữa bệnh.
- Nha khoa cần được trang bị đầy đủ hệ thống đèn điện cung cấp ánh sáng. Các chất liệu sử dụng phải có khả năng chống được bụi bẩn và dễ dàng vệ sinh.
- Diện tích tối thiểu đối với phòng khám điều trị chuyên khoa là 10m2. Các phòng phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hàm phải rộng ít nhất là 12m2.
- Phòng khám nha khoa cần được trang bị từ 3 ghế, thiết bị bức xạ phải đáp ứng yêu cầu an toàn y tế.

Tiêu chuẩn về thiết kế đường ống nước, điện áp và dây hơi
Khi thiết kế nha khoa chủ đầu tư cần lưu tâm đến hệ thống đường ống nước, điện áp và dây hơi. Bởi phần lớn các thiết bị khám chữa bệnh và làm sạch tại đây đều liên quan đến hệ thống này. Ngoài ra hệ thống chiếu sáng trong và ngoài còn sử dụng các dạng ánh sáng đặc biệt. Chính vì vậy bạn cần có kế hoạch thiết kế tỉ mỉ và đi dây gọn gàng, hợp lý cho không gian.
Hệ thống thông gió và ánh sáng
Điểm đặc trưng của ngành y tế là có nhiều chất sát khuẩn nên cần chú trọng tới hệ thống thông gió. Nhờ đó nha khoa của bạn mới có được không gian thoáng mát và thoải mái. Không phải phòng khám nha khoa nào cũng có khả năng lấy được ánh sáng tự nhiên. Do đó bạn nên thiết kế với ánh sáng trắng đồng đều, hạn chế dùng ánh vàng làm giảm sự tập trung.

Vật liệu phòng khám nha khoa
Vật liệu được sử dụng trong thiết kế nha khoa cần đảm bảo được độ bền và tính thẩm mỹ cao. Sàn y tế được lựa chọn cần có độ lì để tránh tình trạng trơn trượt. Mẫu sàn nhựa giả gỗ dễ vệ sinh cũng là lựa chọn không tồi. Để mở rộng không gian phòng khám người chủ nên ưu tiên sử dụng chất liệu kính. Những không gian dùng thiết bị xạ nhiệt cần trang bị vật liệu che chắn bức xạ của Bộ Y Tế.
Hướng dẫn bố trí phòng khám nha khoa
Việc sắp xếp và bố trí phòng khám nha khoa khoa học sẽ giúp quy trình khám chữa bệnh diễn ra thuận lợi. Bên cạnh không gian nội thất, thiết kế nha khoa chuẩn công năng còn là yếu tố giúp thu hút khách hàng. Sau đây là hướng dẫn bố trí phòng khám răng hàm mặt chi tiết mà bạn có thể tham khảo.
Phòng lễ tân
Phòng lễ tân là khu vực đầu tiên tiếp xúc với khách hàng nên bạn cần đặc biệt lưu ý. Không gian lễ tân rộng rãi, sạch sẽ chính là điểm thu hút khách hàng. Với một số nha khoa có diện tích hạn chế, phòng bên ngoài được tận dụng làm nơi khám bệnh. Việc bày trí quá nhiều thiết bị y tế ở khu vực đón khách sẽ làm bệnh nhân cảm thấy sợ hãi. Dù diện tích nhỏ chủ đầu tư vẫn cần có sự phân chia không gian hợp lý.

Phòng khám bệnh
Sau khi được tư vấn sơ bộ, bệnh nhân sẽ chờ tới lượt để được bác sĩ tiến hành thăm khám. Phòng khám có thể được bố trí ở bên cạnh hoặc đằng sau phòng lễ tân. Nếu phòng khám nha khoa có tầng lầu phía trên, khu vực khám bệnh có thể đặt ở đó. Trong không gian phòng khám có chứa các thiết bị y tế chuyên khoa và là nơi làm việc của bác sĩ.
Ngoài ra bạn cần bố trí thêm một không gian nhỏ để bệnh nhân nghe tư vấn về tình trạng răng miệng của mình. Phòng khám có thể chia ra là 1 phòng chỉnh nha và 1 phòng để sử dụng các thiết bị hỗ trợ khác. Thiết kế nha khoa không nên để quá nhiều dụng cụ y tế nằm lộ thiên tránh làm khách hàng hoang mang.
Phòng làm việc hành chính
Tại phòng khám nha khoa sẽ được thiết kế thêm một văn phòng mở với bàn ghế sắp xếp theo từng cụm. Điều đó nhằm phân chia thành nhiều bộ phận khác nhau như y tá, kế toán, Marketing,… Không gian làm việc khoa học sẽ giúp kích thích tinh thần làm việc của nhân viên. Đồng thời các bộ phận hỗ trợ nhau để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Khi thiết kế nha khoa chủ đầu tư nên chú trọng đảm bảo các vấn đề về sức khỏe. Trải nghiệm tốt về môi trường khám chữa bệnh sẽ gây ấn tượng không nhỏ cho khách hàng. Phòng khám được thiết kế chỉn chu sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của đội ngũ nha sĩ.